Công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian chính xác và đơn giản

Công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian là những nội dung quen thuộc của chương trình học lớp 5. Đây cũng là công thức trọng tâm của phần toán chuyển động mà các bạn học sinh cần nắm chắc để đạt được điểm cao.

Vận tốc, quãng đường và thời gian là gì?

Trong mỗi công thức toán học bất kỳ, đều được cấu thành bởi nhiều thành tố khác nhau. Đối với nội dung toán chuyển động, công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian là công thức rất quen thuộc. Hiểu rõ mỗi yếu tố cấu thành sẽ giúp các bạn học sinh khi học và vận dụng vào giải toán được nhanh chóng, ghi nhớ lâu hơn.

Vận tốc là gì?

Vận tốc trong công thức toán học được ký hiệu bằng chữ “v”. Thành tố này được hiểu là quãng đường di chuyển trong một đơn vị thời gian của một chủ thể nhất định.

công thức tính vận tốc
Vận tốc biểu thị cho sự di chuyển nhanh hay chậm của một chủ thể

Các đơn vị của vận tốc trong toán chuyển động mà các bạn học sinh sẽ thường thấy bao gồm km/h và m/s. Vận tốc thể hiện cho sự di chuyển nhanh hoặc chậm của một vật cụ thể.

Quãng đường là gì?

Quãng đường được hiểu là khoảng cách giữa điểm xuất phát và điểm kết thúc mà một chủ thể nhất định đã di chuyển. Nói cách khác, đây là độ dài mà một người, con vật hoặc phương tiện (xe máy, xe oto) đã đi được trong một đơn vị thời gian.

Ký hiệu chung của thành tố quãng đường di chuyển là chữ “s”. Đơn vị đại diện cho quãng đường di chuyển trong toán học chuyển động là ki-lô-mét (km) hoặc mét (m).

công thức tính quãng đường
Quãng đường là khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc khi một chủ thể di chuyển

Thời gian là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đây là yếu tố dùng để mô tả thời gian để một chủ thể di chuyển được một quãng đường nhất định. Trong công thức toán học này, thời gian thường được ký hiệu bằng chữ “t”. Đơn vị tính của thời gian là giờ (h) hoặc giây (s), tương ứng với đơn vị tính của quãng đường.

Công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian chi tiết

Nắm vững công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của toán chuyển động. Khi đó, với bài tập tìm kiếm giá trị của một trong ba thành tố này, bạn có thể áp dụng linh hoạt mối quan hệ của chúng để có cách tính phù hợp.

công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian
Các công thức tính vận tốc, thời gian và quãng đường cơ bản

Công thức tính vận tốc

Trong một bài tập toán có yêu cầu tính vận tốc, thông thường đề bài sẽ cho biết hai dữ liệu là quãng đường và thời gian. Theo đó, công thức tính vận tốc sẽ bằng quãng đường di chuyển chia cho thời gian di chuyển: v = s : t.

Công thức tính quãng đường

Để tính được quãng đường di chuyển, các bạn học sinh có thể áp dụng công thức vận tốc nhân với thời gian: s = v x t. Công thức này được áp dụng với những bài tập đơn giản như xe di chuyển với vận tốc không đổi.

Trong trường hợp bài tập cho hai giá trị vận tốc khác nhau, tạm gọi là v1 và v2. Với dữ liệu thời gian di chuyển đề bài cho là như nhau (gọi chung là t), công thức tính quãng đường sẽ là: s = (v1 + v2) : 2 x t. Trong đó, bước tính (v1 + v2) : 2 là nhằm tìm ra giá trị vận tốc trung bình (tạm gọi là v) của chủ thể khi di chuyển.

công thức quãng đường
Để tính quãng đường, áp dụng công thức vận tốc nhân thời gian

Công thức tính thời gian

Với công thức tính thời gian, các bài tập toán đơn giản sẽ cung cấp hai dữ liệu cơ bản là quãng đường chủ thể di chuyển và vận tốc. Đối với những dạng bài này, các bạn học sinh chỉ cần áp dụng công thức cơ bản là quãng đường chia thời gian: t = s : v.

Với công thức này, bạn có thể áp dụng cho các dạng bài như so sánh thời gian di chuyển của hai vật thể khác nhau, chủ thể đến điểm đích trước,…

Lưu ý khi tính toán chuyển động

Để việc áp dụng công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian trong toán chuyển động, một số lưu ý bạn cần biết và ghi nhớ là:

lưu ý công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian
Khi áp dụng công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian cần quy đổi các đơn vị cho phù hợp
  • Lưu ý về đơn vị của các thành tố vận tốc, quãng đường và thời gian khi tính toán. Các đơn vị phải tương đồng nhau thì kết quả tính toán mới đảm bảo sự chính xác.

Ví dụ: khi đề bài cho vận tốc (v) có đơn vị là km/h, vậy quãng đường (s) sẽ cần được thể hiện bằng đơn vị là kilomet (km) và thời gian (t) là giờ (h).

Khi đề bài cho quãng đường có độ dài thể hiện bằng mét (m), thời gian tính là giây (s), vậy đáp án của vận tốc cần tính là m/s.

Với đề bài cho quãng đường có đơn vị là kilomet (km), đơn vị tính bằng giây (s). Trong trường hợp này, bạn cần linh hoạt quy đổi giây sang giờ để tính vận tốc cho phù hợp.

  • Chú ý đến chủ thể chuyển động trong đề bài để lựa chọn đơn vị của các thành tố cho phù hợp. Mỗi vật thể đều có vận tốc nhanh hoặc chậm khác nhau. Đối với những vật chuyển động nhanh, đơn vị km/h hoặc km/s sẽ là lựa chọn phù hợp. Đối với những vật di chuyển chậm, đơn vị m/s sẽ giúp hình dung vận tốc của vật thuận tiện hơn.
  • Nắm vững và chính xác công thức tính, mối liên hệ giữa các thành tố trong công thức. Điều này là cần thiết nhằm giúp các bạn học sinh vận dụng thành thạo và linh hoạt trong giải toán chuyển động.

Kết luận

Toán chuyển động là một nội dung rất quan trọng của toán học lớp 5. Ngoài ra, công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian còn có thể vận dụng trong nhiều cấp học cao hơn.

Nắm vững cách tính toán từng thành tố nêu trên là kiến thức rất cần thiết, bổ trợ cho môn toán học. Đồng thời, giúp tạo nền tảng tốt cho những môn học khác ở lớp lớn hơn như môn Vật lý,….

Bài viết liên quan

  • Kiến thức về công thức va chạm mềm và các định luật bảo toàn cơ bản

    Kiến thức về công thức va chạm mềm và các định luật bảo toàn cơ bản

    Tìm hiểu công thức va chạm mềm qua các khái niệm cơ bản, định luật bảo toàn và phương pháp giải bài tập chi tiết. Phân biệt va chạm đàn hồi, không đàn hồi với ví dụ minh họa rõ ràng.

  • Điểm qua công thức tính lực cản không khí và ứng dụng thực tế

    Điểm qua công thức tính lực cản không khí và ứng dụng thực tế

    Tìm hiểu công thức tính lực cản không khí và các yếu tố ảnh hưởng trong chuyển động vật lý. Phân tích chi tiết cách áp dụng cho ô tô, xe máy kèm ví dụ minh họa rõ ràng.

  • Điểm qua công thức tính lực hãm và ứng dụng trong vật lý cơ bản

    Điểm qua công thức tính lực hãm và ứng dụng trong vật lý cơ bản

    Tìm hiểu chi tiết công thức tính lực hãm trong chuyển động, các thành phần cơ bản và ứng dụng thực tế. Hướng dẫn tính toán lực ma sát, lực cản môi trường và lực phản lực.

  • Tìm hiểu công thức tính gia tốc trung bình và ứng dụng thực tế

    Tìm hiểu công thức tính gia tốc trung bình và ứng dụng thực tế

    Tìm hiểu công thức tính gia tốc trung bình và các yếu tố ảnh hưởng trong chuyển động. Phân tích phương pháp tính cho từng dạng chuyển động kèm ứng dụng thực tế.

  • Nghiên cứu công thức định luật vạn vật hấp dẫn và ứng dụng thực tế

    Nghiên cứu công thức định luật vạn vật hấp dẫn và ứng dụng thực tế

    Tìm hiểu công thức định luật vạn vật hấp dẫn qua các thành phần cơ bản, mối quan hệ với trọng lực và phương pháp tính toán lực hấp dẫn giữa các vật trong thực tế.

  • Học công thức tính hiệu suất trong vật lý và các ứng dụng thực tế

    Học công thức tính hiệu suất trong vật lý và các ứng dụng thực tế

    Tìm hiểu công thức tính hiệu suất trong vật lý qua các khái niệm cơ bản, phương pháp tính toán cho bài toán cơ học và điện năng, kèm bài tập ví dụ chi tiết.

  • [trafficuser_check_code]