Tổng hợp công thức tính tần số góc chuẩn nhất hiện nay

Tổng hợp công thức tính tần số góc hay nhất, thường xuyên được áp dụng trong các đề kiểm tra. Tham khảo và ôn tập thường xuyên để không ngừng cải thiện kết quả học tập.

Công thức tính tần số góc của dao động tròn đều

Tần số góc trong chuyển động tròn đều còn được gọi là tốc độ góc. Công thức tổng quát như sau:

w = Δφ/t

Trong đó:

  • w là tần số góc/tốc độ góc trong chuyển động tròn đều
  • là góc mà vật quét được khi chuyển động tròn đều
  • t là khoảng thời gian để vật quét được góc

Công thức tần số góc của con lắc đơn

Tần số góc của con lắc đơn được xác định như sau:

w = √(g/l)

Trong đó:

  • w là tần số góc của con lắc đơn dao động điều hòa
  • g là gia tốc trọng trường
  • l là chiều dài dây treo của con lắc đơn

Công thức tần số góc của con lắc lò xo

Con lắc lò xo dao động điều có tần số góc như sau:

w = √(k/m)

Trong đó:

  • w là tần số góc của con lắc lò xo dao động điều hòa
  • k là độ cứng của lò xo
  • m là khối lượng

Công thức tần số góc của điện xoay chiều

Trong một mạch điện kín gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần không đáng kể, ta có:

w = 1/√(LC)

Một số công thức liên quan

Thông qua một số dữ liệu cho trước, bạn có thể dễ dàng biến đổi để tính toán được tần số góc.

1/ Công thức tần số góc dựa trên tần số cho trước

ω=2πf

Trong đó:

  • ω là tần số góc (rad/s)
  • f là tần số (Hz)

2/ Công thức tần số góc dựa trên chu kỳ cho trước

ω=2πT

Trong đó:

  • ω là tần số góc (rad/s)
  • T là chu kỳ của dao động (s)

3/ Công thức tần số góc dựa trên biên độ và vận tốc cực đại cho trước

ω=amaxvmax

Trong đó:

  • ω là tần số góc (rad/s)
  • amax là biên độ cực đại (m)
  • vmax là vận tốc cực đại (m/s)

4/ Công thức tần số góc dựa trên vận tốc và vị trí ban đầu cho trước

ω= √(v2/x2)

Trong đó:

  • w là tần số góc (rad/s)
  • v là vận tốc (m/s)
  • x là vị trí ban đầu (m)

Bài tập vận dụng

Bài tập 1

Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là

  1. 0,125 kg      B. 0,500 kg       C. 0,750 kg         D. 0,250 kg

Bài giải:

Ta có: w1 = √(k/m)

w2 = √(g/l)

Vì w1 = w2

=> k/m = g/l

=> m = kl/g

=> m = 0.5 kg

Bài tập 2

Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian △t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian △t ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A.80 cm. B.100 cm. C. 60 cm. D. 144 cm.

Bài giải

công thức tính tần số góc

Bài tập 3

Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5μF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin2000t(A). Độ tự cảm của tụ cuộn cảm là:

  1. 0,05 H           B. 0,2 H       C.0,25 H           D. 0,15 H

Bài giải:

Ta có:

công thức tần số góc

Bài tập 4

Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch

  1. không đổi         B. tăng 2 lần        C.giảm 2 lần          D. tăng 4 lần

Bài giải:

Chọn A.

Tần số dao động của mạch dao động LC là f = 1/2LC khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện xuống 2 lần thì tần số dao động của mạch không thay đổi.

Bài tập 5

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị

  1. 5C1.          B. C1/5.
  2. √5C1.         D. C1/√5.

Bài giải

công thức tần số góc hay

Bài tập 6:

Trong mạch dao động, khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 60kHz. Khi mắc tụ có điện dụng C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f2 = 80kHz. Khi mắc C1 song song với C2 rồi mắc vào cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là

A. 100 kHz

B. 140 kHz

C. 50 kHz

D. 48 kHz

Bài giải:

Áp dụng công thức tính tần số khi 2 điện dung song song nhau ta có:

1/f2 = 1/f12 + 1/f22 = 48 kHz

Bài tập 7

Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 82 cm và 64 cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi △t là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị △t gần giá trị nào nhất sau đây?

  1. 2,36 s.            B. 8,12 s.    C. 0,45 s.      D. 7,20 s.

Bài giải:

Đáp án C

công thức tần số

Kết luận

Công thức tính tần số góc được tổng hợp đầy đủ kèm theo bài tập vận dụng có lời giải. Hy vọng những thông tin trên là những kiến thức hữu ích giúp bạn dễ dàng ôn luyện cho kỳ thi sắp tới.

Bài viết liên quan

  • Phân tích công thức dao động tắt dần và ứng dụng trong vật lý

    Phân tích công thức dao động tắt dần và ứng dụng trong vật lý

    Tìm hiểu chi tiết công thức dao động tắt dần qua các khái niệm, đặc điểm và ứng dụng thực tế. Phân tích phương trình, biên độ, chu kỳ cùng các bài tập minh họa dễ hiểu.

  • Công thức dao động điện từ và các ứng dụng trong mạch LC cơ bản

    Công thức dao động điện từ và các ứng dụng trong mạch LC cơ bản

    Tìm hiểu công thức dao động điện từ trong mạch LC với các yếu tố cơ bản, năng lượng, chu kỳ và ứng dụng thực tế. Giải thích chi tiết cho học sinh dễ hiểu.

  • Tìm hiểu công thức tính li độ cực đại và ứng dụng trong dao động điều hòa

    Tìm hiểu công thức tính li độ cực đại và ứng dụng trong dao động điều hòa

    Tìm hiểu công thức tính li độ cực đại trong dao động điều hòa, mối quan hệ với biên độ và các đại lượng vật lý. Hướng dẫn chi tiết cách xác định qua đồ thị và bài tập.

  • Thuộc lòng công thức tính chiều dài quỹ đạo và các đường cong cơ bản

    Thuộc lòng công thức tính chiều dài quỹ đạo và các đường cong cơ bản

    Tìm hiểu công thức tính chiều dài quỹ đạo cho chuyển động tròn, elip và các đường cong. Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng công thức với bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

  • Nắm rõ công thức dao động cơ và các dạng dao động điều hòa cơ bản

    Nắm rõ công thức dao động cơ và các dạng dao động điều hòa cơ bản

    Tìm hiểu công thức dao động cơ qua các khái niệm cơ bản về dao động điều hòa, tắt dần và cưỡng bức. Phân tích chi tiết biên độ, tần số, chu kỳ và pha dao động trong vật lý phổ thông.

  • Tổng quan công thức tính vận tốc góc và ứng dụng trong vật lý

    Tổng quan công thức tính vận tốc góc và ứng dụng trong vật lý

    Tìm hiểu công thức tính vận tốc góc và cách áp dụng trong chuyển động tròn đều. Giải thích chi tiết khái niệm, đơn vị đo và mối quan hệ với vận tốc dài kèm bài tập minh họa.

  • [trafficuser_check_code]